Kỹ sư cơ điện là gì ?

M&E là gì?

M&E là gì? M&E là viết tắt cho Mechanical and Electrical (hiểu theo tiếng việt nghĩa là cơ khí & điện-mà người ta thường viết tắt là ngành kỹ sư cơ điện).

Hệ thống M&E được chia làm bốn hạng mục chính:

Trong các công trình, phần điện chiếm từ 45-65% khối lượng công trình, có những nơi lên đến 75 – 80%

Hệ thống công trình M&E là gì?

  • Phần Mechanical trong công trình chiếm khối lượng lớn là vào hạng mục Điều hòa không khí và thông gió (MVAC – Mechanical Ventilation and Air Conditioning) [hay còn có tên thông dụng khác là HVAC]. Các phần khác của Mechanical còn có Phòng cháy, chữa cháy (Fire alarm and Fighting), Cấp thoát nước (Plumbing and Sanitary – P&S), cung cấp gas LPG và khí nén.
  • Phần Electrical như tên gọi, nó bao gồm các hạng mục liên quan đến Điện: phân phối, cung cấp điện, chiếu sáng (lighting), Điều khiển (control system), Điện nhẹ (Extra low voltage-ELV).

Điện nặng bao gồm:

Main power supply: là hệ thống cấp nguồn chính, bao gồm các tủ trung thế, đường dây trung thế, máy biến áp 24kV/0.4kV và các tủ đóng cắt chính ( gọi là MSB, main switch board). Có thể có thêm (Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp: Automatic Voltage Regulator System, gọi tắt là AVR)

  • Hệ thống các tủ điện phân phối: Submain power supply ( bao gồm cấp điện cho động lực, sản xuất, chiếu sáng, ổ cắm…)
  • Hệ thống chiếu sáng sinh hoạt: Lighting
  • Hệ thống ổ cắm: Socket outlet
  • Hệ thống chiếu sáng sự cố: Emergency lighting ( đèn exit, đèn emergency)
  • Hệ thống tiếp địa: Earthing system ( or grounding system)
  • Hệ thống chống sét: Lightning protection system ( bao gồm các cọc tiếp địa và kim thu sét, khác hệ thống tiếp địa)

Điện nhẹ bao gồm:

  • Hệ thống mạng Lan và Internet: Data network system
  • Hệ thống điện thoại: Telephone system
  • Hệ thống an ninh giám sát: Security & Supervisior system
  • Hệ thống PA ( public address system) ….

Nói cách khác, các hệ thống M&E chính là “linh hồn” của tòa nhà hay nhà máy

Kỹ sư M&E là gì ?

Kỹ sư M&E là gì ? Đó tên gọi chung cho các kỹ sư làm trong các hạng mục Cơ Điện tòa nhà. Kỹ sư M&E không có nghĩa là kỹ sư này phải thông thạo cả 2 phần M hoặc E. Thực ra thì phần M hay E  đều còn chia nhỏ ra các hạng mục khác nhau nữa, mỗi hạng mục sẽ có các kỹ sư chuyên nghiệp về nó đảm trách. Tuy nhiên người ta hay gọi chung họ là kỹ sư M&E vì thực tế là công việc mà từng kỹ sư đó đảm trách thường có sự liên quan và phối hợp của cả M và E. Không thể nói kỹ sư HVAC chỉ biết phần máy lạnh, và kỹ sư điện không cần quan tâm máy lạnh hoạt động ra sao. Các kỹ sư kinh nghiệm và chuyên nghiệp, tuy rằng họ chỉ làm chuyên về Cơ hoặc Điện, nhưng các kiến thức về Cơ Điện họ đều nắm tốt.

Để trở thành 1 kỹ sư M&E, bạn cần phải làm gì?

Dưới đây là chia sẻ của 1 thành viên ở HVACR

  • Là Kỹ sư Điện: Điện nặng (Điện động lực, Trạm, đường dây Trung và Cao Thế…) và Điện nhẹ (Phone System; ASControl; CCTV; PA; FACP; BMS; DCMS…). Bạn có năng lực và thiên bẩm về mảng nào thì cố gắng chuyên sâu vào mảng đó.
  • Nắm vững kiến thức theo lý thuyết + tiêu chuẩn. Sau đó đi thi công + giám sát sẽ bổ sung thêm kiến thức thực tế trên công trường và một số tiêu chuẩn ngành, quy chuẩn, các tiêu chuẩn nước ngoài (BS; AS; NFPA…).
  • Kế tiếp là đi học thêm các khóa chuyên đề của các Trường như ĐH Bách Khoa TpHCM; Trung tâm đào tạo cơ điện VNK, Trung tâm máy tính của Đại học Khoa học Tự nhiên… về các mảng mà bạn đang thực hiện giám sát để tiếp thu kiến thức thực tế từ các giảng viên + trao đổi thắc mắc của bạn trong qúa trình đi làm.
  • Tiếp theo là tự thiết kế cho các dự án nhỏ như Nhà phố (Nhà phố để ở; Nhà phố Thượng Mại) + Biệt thự.
  • Tìm tòi và học hỏi thêm lĩnh vực Cấp Thoát Nước (Hạ tầng kỹ thuật + trong nhà và Công trình) + Hệ thống chữa cháy (Sprinkler; Drrencher; Fire Extiguishing (CO2; Nito; Argon; IG55; FM200; Novec1230…) + Hệ thống báo cháy (địa chỉ + báo cháy vùng của các hãng như: Hochiki; Bosch; Notifier…)
  • Sau đó là hệ thống điện nhẹ…
    Vì sau lâu năm làm kỹ sư M&E kinh nghiệm bạn có thông thường sẽ được giao quản lý luôn cả phần cấp thoát nước.
    (Lưu ý: phải nắm rõ tiêu chuẩn và thông số khi thiết kế; đọc và hiểu tài liệu tiếng Anh; luôn lắng nghe và trao đổi trực tiếp với các Partner + Supplier nếu có cơ hội)