Định hướng công việc của một kỹ sư điện

Nếu bạn là sinh viên khoa điện, đây là phần mà bạn nên đọc, vì nó sẽ giúp bạn định hướng được công việc bạn sẽ làm trong tương lai ( trừ khi bạn xác định đi trái ngành ).

Trong khi học đại học, bạn sẽ được học rất nhiều về nguyên lý hoạt động, cách tính toán các hệ thống điện, các thiết bị điện. Nhưng khi thực tế đi làm thì những điều bạn cần biết sẽ còn nhiều hơn rất nhiều, vì nó liên quan đến những vấn đề phát sinh trong thực tế. Ví dụ : bạn tính toán 1 hệ thống điện cho nhà mình; đèn, quạt, tủ lạnh, bàn ủi…cần bao nhiêu cái công tắc, khoảng cách và vị trí thế nào đều đã ok, nhưng bạn có biết thiết bị nào thì cần dây điện cỡ nào ? dây điện đi trong nhà sẽ đi kiểu gì ? đi nổi ? trong ống ? hay nẹp ? bạn đã nghe đến những thứ kiểu như vậy chưa ? và đây mới chỉ là ví dụ về một mạng điện dân dụng trong gia đinh. Khi bạn đi làm thực tế, với phạm vi khối lượng công việc lớn hơn cả trăm lần, thì đây sẽ là những vấn đề đau đầu.

Dưới đây là một số lĩnh vực công việc thực tế mà một kỹ sư điện có thể sẽ “trầm luân” trong tương lai :

Thiết kế hệ thống điện động lực

  1. Hệ thống điện động lực phân phối năng lượng điện. Các yếu tô chủ yếu được quan tâm phân tích trong các hệ thống này sẽ bao gồm : cấp điện áp phù hợp, cân bằng và chất lượng điện năng, khả năng của hệ thống, độ tin cậy và dự phòng, trạng thái ổng định và phụ tải nhất thời, bảo vệ ngắn mạch (gồm thiết kế và phân tích ), dòng phụ tải, sụt áp, sóng hài, và phối hợp thiết bị bảo vệ….. Việc thiết kế hệ thống điện động lực sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn địa phương, tiêu chuẩn điện lực quốc gia (NEC), tiêu chuẩn an toàn điện quốc gia, và các tiêu chuẩn khác.

 

  1. Các tài liệu về thiết kế hệ thống điện ứng dụng cho hệ thống điện động lực sẽ được liệt kê sơ ở bên dưới để các bạn tham khảo (thực tế sẽ có nhiều nội dung hơn nữa) :
    1. Kí hiệu điện
    2. Sơ đồ một sợi ( Single Line Diagram, hay thường được gọi là SLD )
    3. Cỡ dây dẫn và loại cách điện của dây dẫn
    4. Thiết bị bảo vệ và khả năng cắt ( photo 2 )
    5. Thiết bị điện lực ( photo 1A-1B)
    6. Máy biến áp (photo 3)
    7. Kích thước và vị trí tủ điện chính và tủ điện phân phối (photo 4)
    8. Mạch điện các thiết bị và ổ cắm
    9. Phân tích ngắn mạch
    10. Tính toán phụ tải
    11. Tiếp địa
    12. Sơ đồ điều khiển hạ thế

Thiết kế hệ thống chiếu sáng

  1. Hệ thống chiếu sáng là hệ thống chuyển đổi điện năng thành ánh sáng (nghe hàn lâm vãi ^^!). Các nội dung liên quan đến hệ thống này sẽ bao gồm : Độ rọi sáng trung bình, tỉ lệ phân bố ánh sáng, sự hòa hợp về thị giác, chiếu sáng cho mục đích đặt biệt, và các yêu cầu/tiêu chuẩn về hiệu quả điện năng và xây dưng.
  2. Các tài liệu liên quan đến phần này sẽ bao gồm nhưng không giới hạn :
    1. Đặc tính và bố trí chiếu sáng cố định
    2. Chiếu sáng khẩn cấp
    3. Chiếu sáng thoát hiểm
    4. Đấu nối và điều khiển chiếu sáng

Thiết kế hệ thống thông tin liên lạc

  1. Hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống giúp truyền dữ liệu và thông điệp trao đổi. Các nội dung liên quan hệ thống này sẽ bao gồm : thiết kế yếu tố con người, yêu cầu của cáp dữ liệu, yêu cầu lắp đặt, yêu cầu hiệu quả, yêu cầu nguồn dự phòng, mối liên hệ giữa các hệ thống, và các yêu cầu của tiêu chuẩn áp dung.
  2. Các tài liệu liên quan đến phần này sẽ bao gồm nhưng không giới hạn :
    1. Sơ đồ một sợi
    2. Kí hiệu điện
    3. Kiểu dây dẫn và yêu cầu lắp đặt
    4. Vị trí và kiểu thiết bị
    5. Nguồn dự phòng (nếu cần thiết)

Thiết kế hệ thống báo động

  1. Hệ thống báo động sử dụng để giám sát và thông báo một vụ hỏa hoạn hoặc một tình huống khẩn cấp nào đó. Các nội dung liên quan đến phần này sẽ bao gồm : yêu cầu báo động , vị trí và âm thanh, kiểu báo động và thiết bị lắp đặt, các yêu cầu về thông báo, yêu cầu lắp đặt và yêu cầu nguồn dự phòng.
  2. Các tài liệu liên quan đến phần này sẽ bao gồm nhưng không giới hạn :
    1. Sơ đồ một sợi
    2. Vị trí và kiểu thiết bị
    3. Kiểu dây dẫn và các yêu cầu lắp đặt
    4. Yêu cầu về thông báo
    5. Yêu cầu về hệ thống nguồn dự phòng

Thiết kế hệ thống bảo vệ chống sét

  1. Hệ thống bảo vệ chống sét là một hệ thống bị động đước sử dụng để bảo vệ công trình/tòa nhà khỏi bị thiệt hại so sét đánh hoặc điện tích.
  2. Các tài liệu liên quan đến phần này sẽ bao gồm nhưng không giới hạn :
    1. Chiều cao và khoảng cách các cao điểm.
    2. Sắp xếp các dây dẫn chính
    3. Điểm tiếp địa và khoảng cách
    4. Kí hiệu
    5. Yêu cầu về kiểm tra tiếp địa

Thiết kế hệ thống tiếp địa

  1. Hệ thống tiếp địa là hệ thống bị động được sử dụng để thiết lập một điểm mốc điện thế (mặc định lấy điện thế đất là 0V) trong hệ thống điện để phân tán năng lượng trong các trường hợp bất thường (rò rỉ, ngắn mạch…)
  2. Các tài liệu liên quan đến phần này sẽ bao gồm nhưng không giới hạn :
    1. Kiểu và vị trí các nốt tiếp địa
    2. Kiểu liên kết
    3. Yêu cầu về kiểm tra
    4. Kiểu vật liệu dây dẫn, kích thước và các yêu cầu bảo vệ
    5. Các yêu cầu về sử dụng, tiêu chuẩn, hệ thống tiếp địa độc lập, được kết nối phù hợp.

Thiết kế hệ thống điều khiển và đo lường

  1. Hệ thống điều khiển và đo lường được sử dụng cho các quy trình tự động. Các nội dung liên quan hệ thống này sẽ bao gồm : Độ tin cậy điều khiển các quy trình trọng yếu, an toàn con người, tính phù hợp của các thiết bị đo lường và bảo vệ.
  2. Các tài liệu liên quan đến phần này sẽ bao gồm nhưng không giới hạn :
  3. Mô tả chức năng hệ thống bảo vệ, hoặc các sơ đồ chức năng
  4. Đặc tính của thiết bị điều khiển và vị trí của chúng
  5. Kiểu dây dẫn và các yêu cầu về lắp đặt.

Bên trên là các nội dung liên quan đến công việc của một kỹ sư điện trong thực tế. Hôm sau mình sẽ post tiếp một bài khác sâu hơn về mảng “Thiết kế hệ thống điện động lực”.

 Technicalvnplus