Ấn Độ lên kế hoạch chuyển toàn bộ ngành đường sắt sang dùng điện

Với sự trợ giúp của Anh, Ấn Độ đã ban hành một kế hoạch đầy tham vọng chuyển toàn bộ ngành đường sắt với hơn 67.000 km sang dùng điện.

 Tàu điện 9000 HP made in India – Ảnh: Railway Northern
Theo Electrek, Ấn Độ là một trong số ít các quốc gia đang trên đà thực hiện các cam kết của Thỏa thuận Paris nhằm giảm phát thải khí nhà kính với việc ngành đường sắt Ấn Độ sẽ chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo và pin để giảm tác động đối với khí hậu.
Vương quốc Anh, sẽ giúp Ấn Độ xây dựng cơ sở hạ tầng. Ủy ban các vấn đề kinh tế của nội các Ấn Độ đã phê chuẩn chương trình điện khí hóa toàn bộ mạng lưới đường sắt của đất nước. Mục tiêu chính của sáng kiến này ​​là giảm lượng khí thải carbon dioxide nguy hiểm cho khí hậu.
Các đối tác Anh – Ấn Độ sẽ hợp tác phát triển đầu máy và cơ sở hạ tầng chạy bằng pin để sạc tàu điện. Một nhiệm vụ quan trọng khác là cải thiện hiệu quả năng lượng. Bộ giao thông Ấn Độ hy vọng rằng sáng kiến ​​này sẽ không chỉ giúp giảm lượng khí thải carbon của ngành mà còn thúc đẩy sự phát triển công nghệ vận chuyển đường sắt.
Ấn Độ sở hữu một trong những mạng lưới đường sắt dài nhất thế giới – hơn 67.000 km. Hiện tại, động cơ điện bảo đảm 2/3 vận chuyển hàng hóa và 1/2 lưu lượng hành khách, phần còn lại là tàu động cơ diesel. Một sự chuyển đổi hoàn toàn sang động cơ điện được lên kế hoạch cho các năm 2021 -2022.
Trước đó, người ta đã biết rằng một nền tảng blockchain để giao dịch năng lượng mặt trời sẽ xuất hiện ở Ấn Độ. Nó sẽ cho phép trao đổi điện dư thừa được tạo ra bởi các tấm pin mặt trời. Hệ thống này đang được thử nghiệm ở bang đông dân Uttar Pradesh.