Các nhà khoa học đã nghiên cứu các mẫu túi nilon được quảng cáo là có khả năng phân hủy sinh học trên thị trường trong nước và nước ngoài, túi tại các siêu thị được cấp chứng chỉ thân thiện môi trường, được sản xuất bằng công nghệ nhập khẩu và túi có nguồn gốc dầu mỏ đang được dùng phổ biến hằng ngày tại Việt Nam.
Túi nilon được làm từ các nguyên liệu khác nhau nhưng chủ yếu được sản xuất từ hạt nhựa polyetilen (PE) và polypropilen (PP) có nguồn gốc từ dầu mỏ cùng với một số hóa chất phụ gia khác và có rất nhiều loại, bổ sung những tác dụng riêng cho chiếc túi đựng hàng cụ thể. Điều quan trọng khi chọn bao bì đóng gói riêng cho các ngành công nghiệp chính là những yêu cầu lý hoá học cần thiết. Túi nilon có các đặc tính như: độ bền cơ học tốt, trong suốt, bề mặt bóng mịn, chống thấm nước nhưng chống thẩm thấu khí kém.
HDPE thường dùng để sản xuất loại túi nilon có độ trong, độ bóng bề mặt ở mức độ trung bình, độ mềm dẻo kém, có độ cứng nhất định, đễ gập nếp, tạo ra tiếng động xột xoạt rõ ràng khi cọ xát (nên thường gọi là túi xốp). Túi xốp HDPE thường gặp là túi đựng rác, túi ni lông đựng hàng chợ, túi siêu thị và cửa hàng nhỏ.
Túi nilon được làm màng LDPE có độ trong, bề mặt mịn, bóng hơn so với túi xốp HDPE. Nhờ độ dẻo dai, mịn màng hơn, nên giá thành sản xuất túi cao hơn so với túi HDPE, nhưng chất lượng túi ni lông sẽ tốt hơn. Túi LDPE thường gặp là các loại túi PE khổ lớn, dùng để đựng hàng hoá có trọng lượng tương đối, thường in quảng cáo sản phẩm, in logo, thương thiệu cho các doanh nghiệp.
Túi nilon được làm từ nhựa PP có độ bền cơ học cao hơn, khá cứng, nên không mềm dẻo, khó bị kéo giãn dọc như nhựa HDPE hay LDPE. Đặc biệt, túi PP có độ mịn, bóng bề mặt cao, sức bền cơ lý tốt hơn. Ngoài ra, vật liệu PP có khả năng chống thấm khí, thấm nước, nên thường dùng làm túi đựng thực phẩm, bảo quản hàng hoá, hoặc màng chít pallet bọc hàng hoá – thực phẩm.