Hệ thống nhà thông minh Zigbee được xem như là một trong những nền tảng hoạt động ổn định nhất hiện nay. Dễ hiểu bởi các thiết bị hoạt động khá ổn định, riêng biệt, độ phản hồi tốt và thậm chí là có thể điều khiển khi mất WiFi. Tuy nhiên, người dùng đôi khi gặp vấn đề với độ phủ sóng Zigbee trong nhà sao cho hiệu quả nhất. Vấn đền trên sẽ được giải quyết ngay sau đây.
1. Những điểm cần lưu ý với hệ thống thiết bị Zigbee
Zigbee là một loại sóng truyền không dây phổ biến trong iOT (Internet of Things). Sóng Zigbee dựa trên nền sóng truyền IEEE 802.15.4 và đã được Hiệp hội kỹ sư điện và điện tử (Institute of Electrical and Electronics Engineers) chứng nhận từ 2003. Giao thức cho phép các thiết bị trong hệ nhanh chóng, ít tốn năng lượng trong một phạm vi sóng nhất định.
Khi sử dụng hệ thống sóng Zigbee trong nhà, người dùng nên cân nhắc các yếu tố sau:
- Thiết bị trung tâm Hub: Không như giao thức WiFi. Thì các thiết bị Zigbee sẽ cần có một bộ xử lý trung tâm (hub hay bridge). để có thể phát, truyền và giải mã và điều khiển các thiết bị con phù hợp. Và mỗi hệ thiết bị Zigbee (ví dụ Philips Hue hay Aqara) đều cần bộ trung tâm riêng. Tức Philips Hue Bridge không thể dùng để điều khiển thiết bị Aqara và ngược lại.
- Cấu trúc nhà cửa: Sóng Zigbee không thể xuyên được tường dày hoặc các vật thể lớn tốt. Chính vì thế nên cân nhắc vị trí lắp đặt bộ trung tâm cho phù hợp. Và có thể bao phủ nhiều thiết bị con nhất có thể.
- Sóng Zigbee sẽ giúp cho trải nghiệm nhà thông minh tốt hơn: Vì sử dụng bộ xử lý trung tâm chuyên dụng. Đồng thời, người dùng còn có thể điều khiển cục bộ khi mất kết nối WiFi. Xem thêm thông tin ở bài viết sau:
2. Cách mở rộng độ phủ sóng Zigbee trong nhà thông minh
Cách 1: Sử dụng thêm các thiết bị con tại các khoảng trống
Một cách đơn giản nhưng không phải người dùng nào cũng biết. đó chính là việc sử dụng chính thiết bị con có cấp điện ổn định làm một thiết bị “Mesh Zigbee”. Theo đó, tất cả các thiết bị con có nguồn cấp điện (không dùng pin) khi hoạt động đều có tác dụng khuếch tán sóng Zigbee trong hệ. (Đối với các thiết bị dùng pin thì không hoạt động bởi việc tiếp thu và phát lại sóng sẽ tiêu tốn pin của thiết bị.)
Chính vì thế, nếu người dùng có một thiết bị thông minh nằm ngoài tầm phủ sóng. thì có thể đặt một thiết bị con trong hệ tại giữa khoảng cách trên. Và ba thiết bị được gợi ý chính là Công tắc âm tường, Ổ cắm thông mình và Đèn thông minh.
Cách 2: Sử dụng thêm Hub trung tâm mở rộng
Trong một số trường hợp, nếu khoảng cách từ Hub trung tâm đến thiết bị quá xa. Hoặc khi thiết bị trung tâm đã đạt tới giới hạn kết nối thiết bị con. Thì người dùng sẽ cần đến một bộ thiết bị trung tâm thứ hai với vai trò như một bộ điều khiển trung tâm phụ.
Một nhược điểm của phương pháp này là việc phải chuyển đổi qua lại giữa hai hub để điều khiển thiết bị con. (Như trong trường hợp của Tuya, Philips Hue và Aqara App). Nhưng nếu người dùng liên kết với nền tảng nhà thông minh thứ hai (như Apple HomeKit, Google Home, Amazon Alexa). Thì vấn đề quản lý nhiều bộ Hub trung tâm sẽ không còn là vấn đề nữa.
3. Làm sao để biết một thiết bị trung tâm có phủ hết sóng trong nhà hay không?
Câu trả lời là người dùng phải…. tự kiểm chứng. Mặc dù các thiết bị trung tâm đã mô tả sẵn khoảng cách kết nối (như Aqara Hub từ 10-15m). Thì các yếu tố ngoại quan như độ nhiễu sóng, vật cản,… vẫn có thể làm giảm đi độ truyền phát Zigbee của thiết bị trung tâm.
Chính vì thế cách đơn giản nhất là người dùng nên tự lắp đặt thiết bị tại nhà. Và quan sát, tính toán sao cho hợp lý nhất. Một mẹo nhỏ là người dùng nên lắp đặt thử vài thiết bị con với 1 Hub trước. Sau đó tính toán và cân nhắc đến lần lượt Cách 1 và Cách 2 của hai mẹo ở mục trên.
Người dùng cũng nên chú ý đến việc lắp đặt bộ xử lý trung tâm (Hub) nên có khoảng cách tối thiếu 1m tới modem WiFi hoặc các thiết bị truyền sóng khác. Điều này sẽ đảm bảo bộ trung tâm Zigbee không bị nhiễu sóng trong suốt quá trình hoạt động.