Tự động hóa nhà Home Automations là gì? Chúng hoạt động thế nào?

Khái niệm “nhà thông minh” đã khá phổ biến trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ các chức năng của Smart Home. Và sự khác biệt rõ rệt giữa một ngôi nhà thông thường và nhà thông minh. Đó chính là tự động hóa nhà Home Automations.

Đây chính là chức năng khiến cho ngôi nhà của bạn trở nên “ thông minh”. Và đặc biệt hoàn toàn tự hoạt động mà không cần tác động vật lý.

1. Giới thiệu về Tự động hóa nhà (Home Automations) trong nhà thông minh

Một ngôi nhà tự động có thể hiểu là mọi thiết bị đều tự hoạt động không cần sử điều khiển của con người. Thực chất, Home Automations chỉ diễn ra khi các thiết bị trong nhà được liên kết với nhau.

Để làm được điều này, các thiết bị phải hoạt động trong cùng một nền tảng. Hoặc có một thiết bị trung tâm, tiến hành điều khiển mọi thiết bị trong hệ sinh thái. Tự động hóa trong ngôi nhà có thể thực hiện theo hai cách:

1.1 Schedules (Lịch hoạt động)

Các thiết bị thông minh hiện nay có cho phép cài đặt lịch hoạt động riêng. Lịch này có thể điều chỉnh thủ công. Như bật máy pha cà phê từ 06:00 AM. Hoặc cài đặt dựa trên mặt trời lặn/ mọc. Như là đèn Philips Hue tự bật khi mặt trời lặn. Và giờ này sẽ phục thuộc vào ứng dụng thời tiết trong điện thoại.

1.2 Trigger – Trong Home Automations

Chưa có một từ tiếng Việt nào có thể định nghĩa chức năng Trigger. Căn bản ta có thể hiểu là việc một thiết bị này khi hoạt động. Thì sẽ kích hoạt hoạt động của một thiết bị thông minh khác. Như là khi cảm biến nhiệt độ lên cao trên 30 độ. Thì điều hòa được bật. Cũng như là khi phát hiện bạn đã về nhà, thì toàn bộ đèn được bật,…

2. Một số ý tưởng tự động hóa nhà Home Automations cho ngôi nhà thông minh

Với việc hữu ích của Tự động hóa nhà (Home Automations). Người dùng có thể thấy rằng đây chính là tính năng phân biệt Smart Home với các ngôi nhà thông thường. Nó không chỉ giúp cuộc sống của bạn trở nên tự động, thoải mái hơn. Mà còn là tiết kiệm nguyên liệu và muôn vàn chức năng khác.

home-automations

Cùng điểm qua một số gợi ý về tạo tự động hóa (Automations) cho nhiều mục đích khác nhau:

2.1 Hệ thống đèn thông minh

Là kết hợp của các đèn màu sắc với nhau. Để với chức năng không chỉ chiếu sáng thông thường. Mà còn là hệ thống giải trí và thư giãn cho bạn. Tiêu biểu là các thiết bị đèn thông minh Philips Hue. Với nhiều loại đèn thiết kế và sáng đèn khác nhau. Và có cả chức năng giải trí, đồng bộ đèn với TV hoặc nhạc.

2.2 Hệ thống khóa cửa

Một trong những sản phẩm tiên tiến và cao cấp nhất của nhiều hãng thiết bị. Chính là khóa cửa thông minh. Không chỉ với các chức năng căn bản. Ngày nay các khóa cửa thông minh còn làm được nhiều hơn. Đó chính là đóng/ mở từ xa. Tích hợp mở cửa vân tay, khóa chìa. Thậm chí cửa tự mở khi bạn tới nhà và hoàn toàn không cần bất cứ tác động vật lý nào. (Xem Aqara N100 hoặc August Pro).

*Tham khảo: Top các khóa thông minh tương thích Apple Homekit

2.3 Hệ thống ghi hình thông minh Home Automations

Camera ghi hình thì đã khá phổ biến tại Việt Nam. Song, camera thông minh lại có nhiều chức năng nổi bật hơn hẳn. Bên cạnh ghi hình thông thường. Thiết bị còn có thể phát hiện chuyển động, nhận diện gương mặt. Và thậm chí là trigger thiết bị khác trong nhà để thực hiện các chức năng thông minh khác trong Home Automations.

2.4 Hệ thống an ninh thông minh

Người dùng có thể áp dụng cả hệ thống đèn, ghi hình và ổ khóa thông minh với nhau. Và tự tạo cho riêng mình một hệ thống an ninh đích thực. Và toàn diện từ ghi hình, báo trộm, phát hiện chuyển động, bật sáng,… Cùng kết hợp nhiều loại cảm biến khác nhau. Như cảm biến cửa, chuyển động,… để tối đa hiệu quả hoạt động của hệ thống.

2.5 Hệ thống sinh hoạt thông minh

Ngoài tạo hệ thống an ninh. Thiết bị thông minh hoàn toàn có thể tham gia vào cuộc sống đời thường của người dùng. Như là dung một công tắc thông minh để mở quạt, mở máy pha cà phê. Hoặc sử dụng điều khiển điều hòa thông minh chỉnh máy lạnh từ xa. Mở rèm tự động mỗi 7h sáng mỗi ngày,… Đây là Home Automations phổ biến với người dùng nhà thông minh.

3. Gợi ý tạo hệ thống nhà thông minh với các nền tảng thông dụng

Không phải bất cứ hãng công nghệ nào cũng đầy đủ thiết bị. Chính vì thế, các nền tảng nhà thông minh đã ra đời. Với mục đích kết hợp tính năng nhiều thiết bị từ nhiều hãng khác nhau. Và đặc biệt hỗ trợ điều khiển với giọng nói bằng trợ lý ảo riêng từng hãng.

Hiện nay thông dụng nhất trong nền tảng nhà thông minh DIY là Apple HomeKitGoogle Home và Amazon Alexa. Mỗi nền tảng đều cả trợ lý ảo riêng.

3.1 Hệ thống nhà thông minh Google Home

Google vài năm gần đây đẩy mạnh các thiết bị thông minh do hãng tự sản xuất. Với độ phổ biến và thông dụng hàng đầu thế giới. Người dùng có thể lựa chọn nhiều thiết bị đa dạng cho nền tảng này.

3.2 Hệ thống nhà thông minh Apple HomeKit

Không như Google, thì Apple vẫn chưa ra mắt các thiết bị thông minh của riêng mình. Song, các thiết bị có thể “works with Apple HomeKit” thì hoàn toàn đảm bảo về chất lượng và bảo mật. Và cơ chế hoạt động có vẻ hơi khác biệt so với các nền tảng khác.

3.3 Hệ thống nhà thông minh Amazon Alexa

Nhà thông minh Amazon thì lại kém phổ biến hơn tại Việt Nam. Lý do là vì thiết bị kém da dạng, và chủ yếu sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh. Khi sử dụng, người dùng Việt cũng phải chuyển ứng dụng sang miền nước ngoài mới có thể sử dụng thiết bị.

ring-video-door-bell-5