Thông tin ngành đào tạo & vị trí việc làm sau tốt nghiệp

A. Bậc Cao Đẳng

  1. Ngành CNKT Điện – Điện tử
    • Khái quát nội dung đào tạo:
      • Sinh viên được học các nội dung về: Các môn học đại cương, An toàn điện, Lý thuyết mạch, Vẽ điện, Vật liệu điện, Điện tử cơ bản, Điện tử công suất, Vi mạch, Trang bị điện, Kỹ thuật khí nén, Cung cấp điện, Máy điện, Khí cụ điện, Truyền động điện, Tính toán sửa chữa máy điện, Điều khiển lập trình, Đồ án môn học, Vi điều khiển…
      • Trong quá trình học, sinh viên được học lý thuyết và thực tập tại trường, ngoài ra sinh viên thực tập doanh nghiệp thông qua Học kỳ doanh nghiệp và Thực tập tốt nghiệp.
      • Sau khi học ngành công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử, sinh viên có khả năng lập được quy trình thiết kế, thi công, lắp đặt và sửa chữa, thay thế các thiết bị, dây chuyền công nghệ, công trình điện, trạm điện, thiết bị điện – điện tử… Áp dụng những kiến thức chuyên môn để phân tích, đánh giá và thực hiện các công việc liên quan ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử. Sinh viên được giới thiệu chỗ Thực tập Doanh nghiệp, Thực tập Tốt nghiệp và việc làm sau khi Tốt nghiệp.
    • Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:
      • Sinh viên tốt nghiệp làm việc tại bộ phận: Sản xuất, truyền tải và phân phối điện; Thiết kế, giám sát, thi công các mạng điện chiếu sáng, mạng điện dân dụng, mạng điện công nghiệp, tự động hóa; Vận hành, phân phối, bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa và thay thế các thiết bị và dây chuyền về Điện – Điện tử; Quản lý, sử dụng và phân phối cũng như tư vấn các sản phẩm điện, điện tử, tự động hóa…; Tổ chức hoạt động kinh doanh, đào tạo, nghiên cứu về lĩnh vực thiết bị điện, điện tử;
  1. Ngành CNKT Điện tử – Truyền thông
    • . Khái quát nội dung đào tạo
      • Sinh viên được học các nội dung về: Các môn học đại cương, An toàn điện, Mạch điện, Đo lường điện và thiết bị đo, Vẽ điện, Điện tử cơ bản, Điện cơ bản, Vi mạch, Hệ thống viễn thông, Thông tin vệ tinh, Thông tin di động, Truyền số liệu, Thông tin quang, Tổng đài điện tử, Mạng viễ thông, Lập trình điều khiển bằng vi điều khiển…
      • Trong quá trình học, sinh viên được học lý thuyết và thực tập tại trường, ngoài ra sinh viên thực tập doanh nghiệp thông qua Học kỳ doanh nghiệp và Thực tập tốt nghiệp.
      • Sau khi học ngành công nghệ kỹ thuật Điện tử – Truyền thông, sinh viên có khả năng lập được lập được quy trình thiết kế, thi công, lắp đặt và sửa chữa, thay thế các thiết bị, dây chuyền công nghệ, công trình trạm phát, tổng đài… trong lĩnh vực Điện tử, Điện tử viễn thông. Sinh viên được giới thiệu chỗ Thực tập Doanh nghiệp, Thực tập Tốt nghiệp và việc làm sau khi Tốt nghiệp.
    • . Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:
      • Sinh viên tốt nghiệp làm việc tại bộ phận: Tổng đài, đường truyền dẫn mạng viễn thông, trạm thu phát vô tuyến…; Thiết kế, giám sát, khai thác và vận hành các hệ thống và thiết bị điện tử – truyền thông; Thi công và triển khai bảo trì, sửa chữa, cải tiến nâng cấp các hệ thống điện tử – truyền thông; Quản lý, sử dụng và phân phối cũng như tư vấn các sản phẩm điện tử, điện tử viễn thông; Tổ chức hoạt động kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu thiết bị điện tử, điện tử viễn thông;

B. Bậc Trung cấp chuyên nghiệp

  1. Ngành Điện công nghiệp & dân dụng
    • Khái quát nội dung đào tạo
      • Sinh viên được trang bị các nội dung về: Các môn học đại cương, An toàn điện, Lý thuyết mạch, Vẽ điện, Vật liệu điện, Điện tử cơ bản, Điện tử công suất, Vi mạch, Trang bị điện, Cung cấp điện, Máy điện, Khí cụ điện, Truyền động điện, Tính toán sửa chữa máy điện, Điều khiển lập trình, Đồ án môn học, Vi điều khiển…
      • Trong quá trình học, sinh viên được học lý thuyết và thực tập tại trường, ngoài ra sinh viên thực tập doanh nghiệp thông qua Thực tập tốt nghiệp.
      • Sau khi học sinh viên: Nắm vững kiến thức về an toàn lao động; Vẽ và đọc được bản vẽ về Điện công nghiệp và dân dụng; Giải thích được nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện công nghiệp và dân dụng; Chẩn đoán và phân tích các sự cố của các hệ thống điện trong dân dụng và công nghiệp; Vận dụng các kiến thức để thi công, vận hành và điều khiển cũng như bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế tủ điện, hệ thống điện, hệ thống điều khiển trong nhà máy, phân xưởng. Sinh viên được giới thiệu chỗ Thực tập Tốt nghiệp và việc làm sau khi Tốt nghiệp.
  •  Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:
    • Sinh viên tốt nghiệp làm việc tại bộ phận: Sản xuất và truyền tải điện; Thi công các mạng điện chiếu sáng, mạng điện dân dụng, điện công nghiệp, tự động hóa; Vận hành, điều khiển và bảo trì các hệ thống điện công nghiệp và dân dụng; Bảo hành, bảo dưỡng các thiết bị điện; Quản lý và sử dụng các sản phẩm điện, điện tử, tự động hóa…; Tư vấn và chăm sóc khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh thiết bị điện, điện tử.
  1. Ngành Điện tử công nghiệp
    • Khái quát nội dung đào tạo
      • Trong quá trình học, sinh viên được học lý thuyết và thực tập tại trường, ngoài ra sinh viên thực tập doanh nghiệp thông qua Thực tập tốt nghiệp.
      • Sau khi học sinh viên: Nắm vững kiến thức về an toàn lao động; Vẽ và đọc được bản vẽ về Điện tử; Giải thích được nguyên lý hoạt động của các mạch điện tử, thiết bị điện tử; Chẩn đoán và phân tích các sự cố của các hệ thống điện, điện tử trong dân dụng và công nghiệp; Vận dụng các kiến thức để thi công, vận hành và điều khiển cũng như bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế hệ thống điện điều khiển điện và điện tử, hệ thống điều khiển trong nhà máy, phân xưởng, đọc được bản vẽ thiết kế điều khiển bằng lặp trình PLC và vi điều khiển. Sinh viên được giới thiệu chỗ Thực tập Tốt nghiệp và việc làm sau khi Tốt nghiệp.
  •        Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:
    • Doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử; Thiết kế, thi công các mạch điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp và tự động hóa; Vận hành, phân phối các hệ thống điện, điện tử trong công nghiệp; Bảo hành, bảo dưỡng các thiết bị điện, điện tử; Quản lý và sử dụng các sản phẩm điện, điện tử, tự động hóa…; Tư vấn và chăm sóc khách hàng cũng như tổ chức hoạt động kinh doanh thiết bị điện, điện tử.