Các tổ hợp pin mặt trời, bay lơ lửng trong không gian một ngày nào đó sẽ cung cấp năng lượng không hạn chế cho nhu cầu sử dụng của con người trên trái đất.
Sơ đồ cụm pin mặt trời trong không gian cung cấp điện năng cho trái đất. Ảnh RechWireAsia.
Triển vọng khai thác năng lượng mặt trời từ không gian đang thu hút sự quan tâm từ các ngành công nghiệp và các nhà khoa học do phương thức đưa các tấm pin mặt trời lên quỹ đạo sẽ loại bỏ nhược điểm lớn của công nghệ năng lượng mặt trời, các tấm pin không hoạt động hiệu quả ban đêm.
Longi Green Energy Technology Co., nhà sản xuất công nghệ năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới lên ý tưởng đưa các tấm pin vào không gian như bước đầu tiên trong kế hoạch kiểm tra tính khả thi việc khai thác năng lượng mặt trời trên quỹ đạo và truyền năng lượng trở lại Trái đất.
Tập đoàn năng lượng sạch có trụ sở tại Tây An đã giúp Trung Quốc thống trị ngành năng lượng mặt trời và giảm chi phí, cũng sẽ nghiên cứu việc sử dụng các sản phẩm của mình trong môi trường khắc nghiệt hơn và đánh giá mức độ phù hợp của các tấm pin, sử dụng trong các chương trình vũ trụ.
Wu Zhijian, chủ tịch của China Space Foundation, một cơ quan do chính phủ tài trợ thuộc Cục Quản lý Không gian Quốc gia Trung Quốc cho biết quyết định thành lập một phòng thí nghiệm, tập trung vào nhiệm vụ của Longi, bước đầu tiên trong sự hợp tác ngành năng lượng mặt trời với chương trình không gian của Trung Quốc, định hướng tới các trạm phát điện ngoài hành tinh.
Triển vọng khai thác năng lượng mặt trời từ không gian đang thu hút sự chú ý từ các ngành công nghiệp và các nhà khoa học vì phương pháp này hứa hẹn sẽ loại bỏ nhược điểm lớn của công nghệ – đó là các tấm pin không hoạt động hiệu quả trong bóng tối bằng giải pháp đưa hệ thống pin vào quỹ đạo với góc hướng không hạn chế về phía mặt trời.
Đầu năm 2022, các nhà khoa học Trung Quốc tại Đại Đại học Khoa học Kĩ thuật Điện tử Tây An ở Thiểm Tây tuyên bố thử nghiệm thành công mô hình toàn hệ thống của một công nghệ, được thiết kế để truyền năng lượng mặt trời từ ngoài không gian. Dự án của nhóm nghiên cứu Đại học Tây An là thu ánh sáng mặt trời ở độ cao trên mặt đất, chuyển thành chùm tia vi ba và truyền qua không khí đến một trạm thu trên mặt đất, chuyển hóa thành điện năng. Đó là một quá trình mà những người ủng hộ hy vọng có thể được sử dụng để vượt qua không gian xa xôi từ các tấm pin trên quỹ đạo quay trở lại Trái đất.
Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ California cũng đã khởi động một chương trình năng lượng mặt trời trong không gian sau khi nhận được khoản tài trợ 100 triệu USD năm 2013, đồng thời các nhóm nhà khoa học của Nhật Bản, Nga và Ấn Độ cũng đang nghiên cứu những khả năng này.
Phòng thí nghiệm mới của Longi cũng sẽ nghiên cứu các kế hoạch đặt các vệ tinh giám sát năng lượng và kiểm soát môi trường truyền sóng từ không gian.