Tổng quan về hệ thống điện nhẹ – ELV

1. Định nghĩa về Hệ thống điện nhẹ -ELV

  • Hệ thống điện nhẹ ELVS (Extra-low Voltage System) là hệ thống làm việc với dải điện áp thấp, không gây nguy hiểm dẫn đến sốc điện (BS 7671, DIN/VDE 0100-410, IEC 60364 / IEC 61140).
  • Có một số tiêu chuẩn khác nhau định nghĩa về điện áp thấp ELV. Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc thế IEC và UK IET (BS 7671:2008) định nghĩa một thiết bị hoặc mạch ELV có hiệu điện thế giữa các điện cực hoặc giữa điện cực với đất không vượt quá 50VRMS đối với điện xoay chiều AC hoặc 120 V đối với điện một chiều DC. Tiêu chuẩn điện áp thấp của EU là 50 Vrms AC hoặc 75V DC.
  • Các hệ thống điện nhẹ ELVS thường là các hệ thống công nghệ cao, luôn luôn được cải tiến, cập nhật nâng cấp công nghệ để người sử dụng trải nghiệm và cảm nhận được giá trị của công trình.

2. Các thành phần cấu thành Hệ thống điện nhẹ – ELV

Hệ thống ELVS có thể bao gồm một số hoặc toàn bộ các phân hệ dưới đây:

  • Hệ thống quản lý tòa nhà BMS (Building Management System) hay đôi khi còn gọi là hệ thống tự động hóa tòa nhà BAS (Building Automation System). Hệ thống BMS tích hợp các hệ thống trong công trình để quản lý và giám sát trạng thái nhằm tiết kiệm năng lượng và quản lý tự động.​
  • Mạng máy tính nội bộ & kết nối Internet (LAN – Local Network Network) có chức năng chia sẻ mạng máy tính trong nội bộ từng phần hoặc toàn bộ trong tòa nhà cũng như có đường kết nối Internet.
  • Hệ thống mạng Điện thoại nội bộ (Telephony Systems). Tùy theo yêu cầu của chủ đầu tư, hệ thống mạng điện thoại nội bộ có thể trang bị tổng đài nội bộ kết nối trung kế với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông PSTN. Các máy gọi trong nội bộ tòa nhà là miễn phí, chỉ phải thanh toán cước khi có các cuộc gọi ra mạng bên ngoài. Hiện tại công nghệ điện thoại nội bộ có thể là tổng đài tương tự hoặc tổng đài số theo giao thức IP.
  • Hệ thống camera giám sát an ninh (CCTV) dùng trong ứng dụng quan sát hay giám sát an ninh cho công trình. Các hệ thống CCTV hiện nay có thể là công nghệ tương tự (Analogue) hoặc công nghệ số theo giao thức IP (IP CCTV).
  • Hệ thống âm thanh thông báo công cộng PA (Public Address System) nhằm mục đích phát âm thanh nhạc nền hoặc truyền đạt các bản tin cũng như thông báo khẩn cấp theo từng khu vực hoặc toàn bộ công trình.
  • Hệ thống kiểm soát vào ra (Access Control System) nhằm mục đích giới hạn và quản lý các hoạt động vào ra tại các lối vào của công trình.
  • Hệ thống truyền hình (MATV/CATV): là hệ thống truyền hình vệ tinh và truyền hình cáp. Có thể sử dụng lấy tín hiệu trực tiếp từ đài phát hoặc thông qua nhà cung cấp dịch vụ truyền hình
  • Ngoài ra còn các hệ thống khác thuộc hệ thống ELVS như hệ thống chống trộm (Intrustion Protection), Hệ thống quản lý bãi đỗ xe tự động thông minh (iParking System), Hệ thống liên lạc nội bộ (Intercom), hệ thống âm thanh hội thảo (Audio Conference System) có thể gồm phân hệ phiên dịch, hệ thống điều khiển đèn chiếu sáng (Lighting Control System),…

3. Giới thiệu sơ lược về các Hệ thống điện nhẹ

a)Hệ quản lý tòa nhà BMS (Building Management System) ​

Hệ thống BMS (Building Management System) là hệ thống đồng bộ cho phép điều khiển và quản lý mọi hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà như hệ thống điện, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, điều hòa thông gió, cảnh báo môi trường, an ninh, báo cháy – chữa cháy,… đảm bảo cho việc vận hành các thiết bị trong tòa nhà được chính xác, kịp thời, hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm chi phí vận hành. Hệ thống BMS là hệ thống đồng bộ mang tính thời gian thực, trực tuyến, đa phương tiện, nhiều người dung, hệ thống vi xử lý bao gồm các bộ vi xử lý trung tâm với tất cả các phần mềm và phần cứng máy tính, các thiết bị vào/ra, các bộ vi xử lý khu vực, các bộ cảm biến và điều khiển qua các ma trận điểm.

Hệ thống quản lý toàn nhà (BMS) điều khiển và giám sát các hệ thống sau:

  • Trạm phân phối điện.
  • Máy phát điện dự phòng.
  • Hệ thống chiếu sáng.
  • Hệ thống điều hòa và thông gió.
  • Hệ thống báo cháy.
  • Hệ thống chữa cháy.
  • Hệ thống thang máy.
  • Hệ thống âm thanh công cộng.
  • Hệ thống thẻ kiểm soát ra vào.
  • Hệ thống an ninh.

Sơ đồ hệ thống BMS

Tính năng của BMS

  • Cho phép các tiện ích ( thiết bị thông minh) trong tòa nhà hoạt động một cách đồng bộ, chính xác theo từng yêu cầu của người điều hành.
  • Cho phép điều khiển các ứng dụng trong tòa nhà thông qua cáp điều khiển và giao thức mạng.
  • Kết nối các hệ thống kỹ thuật như an ninh, báo cháy,… qua cổng giao diện mở của hệ thống với các ngôn ngữ giao diện theo tiêu chuẩn quốc tế.
  • Giám sát được môi trường không khí, môi trường làm việc của con người.
  • Tổng hợp, báo cáo thông tin.
  • Cảnh báo sự cố, đưa ra những tín hiệu cảnh báo kịp thời trước khi có những sự cố.
  • Quản lý dữ liệu gồm soạn thảo chương trình, quản lý cơ sở dữ liệu, chương trình soạn thảo đồ họa, lưu trữ và sao lưu dữ liệu.
  • Hệ thống BMS linh hoạt, có khả năng mở rộng với các giải pháp, sắn sàng đáp ứng mọi yêu cầu.

Lợi ích mang lại từ BMS

  • Đơn giản hóa và tự động hóa vận hành các thủ tục, chức năng có tính lặp đi lặp lại.
  • Quản lý tốt hơn các thiết bị trong toàn nhà nhờ hệ thống lưu trữ dữ liệu, chương trình bảo trì bảo dưỡng và hệ thống tự động báo cáo cảnh báo.
  • Giảm sự cố và phản ứng nhanh đối với các yêu cầu của khách hàng hay khi xảy ra sự cố.
  • Giảm chi phí năng lượng nhờ tính năng quản lý tập trung điều khiển và quản lý năng lượng.
  • Giảm chi phí nhân công và thời gian đào tạo nhân viên vận hành – cách sử dụng dễ hiểu, mô hình quản lý được thể hiện trực quan trên máy tính cho phép giảm tối đa chi phí dành cho nhân sự và đào tạo.
  • Dễ dàng nâng cấp, linh hoạt trong việc lập trình theo nhu cầu, kích thước, tổ chức và các yêu cầu mở rộng khác nhau.

Cấu trúc của hệ thống BMS gồm 4 phần:

  • Phần mềm điều khiển trung tâm.
  • Thiết bị cấp quản lý.
  • Bộ điều khiển cấp trường.
  • Cảm biến và các thiết bị chấp hành.

b) Hệ Mạng máy tính nội bộ & kết nối Internet (LAN – Local Network Network)

Định nghĩa mạng LAN

Mạng cục bộ (LAN) là một tập hợp các thiết bị được kết nối với nhau ở một vị trí thực, chẳng hạn như tòa nhà, văn phòng hoặc nhà riêng. Mạng LAN có thể nhỏ hoặc lớn, từ mạng gia đình có một người dùng đến mạng doanh nghiệp có hàng ngàn người dùng và thiết bị trong văn phòng hoặc trường học.

Lợi ích của mạng LAN là gì?

  • Ưu điểm của mạng LAN cũng giống như lợi ích của bất kỳ nhóm thiết bị nào được nối mạng với nhau. Các thiết bị có thể sử dụng một kết nối Internet duy nhất, chia sẻ tệp với nhau, in ra máy in được chia sẻ và được truy cập và thậm chí được kiểm soát bởi nhau.
  • Mạng LAN được phát triển vào những năm 1960 để sử dụng cho các trường cao đẳng, đại học và các cơ sở nghiên cứu (như NASA), chủ yếu để kết nối máy tính với các máy tính khác. Mãi đến khi phát triển công nghệ Ethernet (năm 1973, tại Xerox PARC), thương mại hóa (1980) và tiêu chuẩn hóa (1983) thì mạng LAN bắt đầu được sử dụng rộng rãi.
  • Mặc dù lợi ích của việc có các thiết bị kết nối với mạng luôn được hiểu rõ, nhưng phải đến khi triển khai rộng rãi công nghệ Wi-Fi, mạng LAN mới trở nên phổ biến trong hầu hết mọi loại môi trường. Ngày nay, không chỉ các doanh nghiệp và trường học sử dụng mạng LAN, mà còn cả nhà hàng, quán cà phê, cửa hàng và nhà ở.
  • Kết nối không dây cũng đã mở rộng đáng kể các loại thiết bị có thể được kết nối với mạng LAN. Giờ đây, gần như mọi thứ có thể tưởng tượng đều có thể được “kết nối”, từ PC, máy in và điện thoại đến TV thông minh, âm thanh nổi, loa, ánh sáng, bộ điều nhiệt, bóng cửa sổ, khóa cửa, camera an ninh – và thậm chí cả máy pha cà phê, tủ lạnh và đồ chơi.

Có gì trong mạng LAN?

  • Mạng LAN bao gồm cáp, điểm truy cập, bộ chuyển mạch, bộ định tuyến và các thành phần khác cho phép các thiết bị kết nối với máy chủ nội bộ, máy chủ web và các mạng LAN khác thông qua mạng diện rộng.
  • Sự gia tăng của ảo hóa cũng thúc đẩy sự phát triển của mạng LAN ảo, cho phép các quản trị viên mạng phân nhóm hợp lý các nút mạng và phân vùng mạng của họ mà không cần thay đổi cơ sở hạ tầng lớn.
  • Ví dụ: trong một văn phòng có nhiều phòng ban, chẳng hạn như kế toán, hỗ trợ CNTT và quản trị, mỗi máy tính của bộ phận có thể được kết nối hợp lý với cùng một công tắc nhưng được phân đoạn để hoạt động như thể chúng tách biệt.

Có nhiều loại mạng LAN khác nhau không?

Nói chung, có hai loại mạng LAN: mạng LAN máy khách / máy chủ và mạng LAN ngang hàng.

  • Mạng LAN máy khách / máy chủ bao gồm một số thiết bị (máy khách) được kết nối với máy chủ trung tâm. Máy chủ quản lý lưu trữ tệp, truy cập ứng dụng, truy cập thiết bị và lưu lượng mạng. Máy khách có thể là bất kỳ thiết bị được kết nối nào chạy hoặc truy cập các ứng dụng hoặc Internet. Các máy khách kết nối với máy chủ bằng cáp hoặc thông qua các kết nối không dây.
  • Thông thường, các bộ ứng dụng có thể được giữ trên máy chủ LAN. Người dùng có thể truy cập cơ sở dữ liệu, email, chia sẻ tài liệu, in ấn và các dịch vụ khác thông qua các ứng dụng chạy trên máy chủ LAN, với quyền truy cập đọc và ghi được duy trì bởi một quản trị viên mạng hoặc CNTT. Hầu hết các mạng trung bình cho các doanh nghiệp lớn, chính phủ, nghiên cứu và giáo dục là mạng LAN dựa trên máy khách / máy chủ.
  • Mạng LAN ngang hàng không có máy chủ trung tâm và không thể xử lý khối lượng công việc nặng như mạng LAN máy khách / máy chủ, và do đó chúng thường nhỏ hơn. Trên mạng LAN ngang hàng, mỗi thiết bị chia sẻ đồng đều chức năng của mạng. Các thiết bị chia sẻ tài nguyên và dữ liệu thông qua các kết nối có dây hoặc không dây đến một bộ chuyển mạch hoặc bộ định tuyến. Hầu hết các mạng gia đình là ngang hàng.

c -Hệ thống mạng Điện thoại nội bộ (Telephony Systems).

Một hệ thống tổng đài điện thoại sơ bộ bao gồm:

– Tổng đài điện thoại: bộ trung tâm chuyên xử lý, chuyển mạch tất cả các cuộc gọi, tín hiệu đàm thoại, tín hiệu số…

– Đường trung kế (đường line bưu điện từ nhà cung cấp mạng điện thoại công cộng)

– Máy nhánh: bao gồm tất cả các điện thoại bàn, điện thoại mẹ bồng con, máy in, máy fax…

– Hộp cáp: nơi tập trung dây tín hiệu, dùng để đấu nối các thiết bị đầu cuối… nhằm chống sét và phục vụ công tác bảo hành, bảo trì về sau trở nên đơn giản hơn.

Hệ thống tổng đài nội bộ

Những phụ kiện thêm của tổng đài bao gồm:

– Bộ nguồn dự phòng: Nguồn dự phòng sẽ kết nối trực tiếp vào tổng đài phòng khi cúp điện, đảm bảo sự hoạt động của tổng đài khi mất điện.

– Bàn giám sát DSS: Nhận biết tình trạng của máy nhánh trong hệ thống (gác máy, bận máy, trung kế bận, trung kế rảnh…)

– Hiển thị số gọi đến(CID) có 3 loại tùy thuộc vào dòng tổng đài mà ta đang sử dụng

+ Tổng đài tích hợp sẵn. Hiển thị trực tiếp trên các điện thoại bàn (có màn hình). Tổng đài Panasonic KX-TDA100DPanasonic KX-NS300,Tổng đài IKE

+  Hộp hiển thị số gọi đến nằm độc lập với tổng đài gắn thêm vào. Thường gặp ở tổng đài điện thoại ADSUN

+ Card hiển thị số gọi đến: dành riêng cho các dòng tổng đài không tích hợp sẵn phải nâng cấp riêng ra. Ví dụ như tổng đài điện thoại panasonic KX-TES824.

Sơ đồ kết nối tổng đài nội bộ:

– Trên tổng đài sẽ có rất nhiều cổng ta gọi chung là port.

– Các port để kết nối với các đường line bên ngoài ta gọi là đường trung kế (CO)

– Các port để kết nối các thiết bị bên trong ta gọi là các máy nhánh (EXT)

– Trên tổng đài sẽ có 1 công COM – để kết nối với máy tính quản lý toàn bộ hệ thống.

– Công kết nối bình lưu điện.

– Tất cả các thiết bị trong tổng đài được kết nối với nhau bằng dây điện thoại 2P hoặc 4P, thông thường 1 dây có 2 ruột dây mát và dây nóng.

Tổng đài nội bộ hoạt động:

– Khi nhận tín hiệu cuộc gọi tác động từ bên ngoài vào (đường trung kế) tổng đài sẽ nhận tín hiệu và xử lý cuộc gọi đó. Có 2 cách lập trình tổng đài như sau:

+ Đổ chuông trực tiếp: sẽ quy định đổ chuông cho máy nhánh trực tiếp nào đó, người trực điện thoại chỉ cần nhấc máy và tiếp chuyện với khách hàng.

+ Chế độ DISA: Tổng đài sẽ tự động phát ra 1 câu chào hướng dẫn khách hàng thực hiện tháo tác ngay trên điện thoại của khách hàng để gặp được bộ phận mà mình mong muốn gặp. Trong vòng 10 giây nếu khách hàng không thao tác thì tổng đài sẽ tự động đổ chuông trên máy nhánh mà ta đã quy định.

– Mỗi một máy nhánh của tổng đài được quy định bằng 1 số nhất định mà ta lập trình cho nó trên các port (cổng) của tổng đài.

+ Ví dụ ta có: Phòng tiếp tân số 101, Phòng kinh doanh số 102, phòng kỹ thuật số 103….Khi phòng tiếp tân muốn gọi qua phòng kinh doanh ta chỉ việc nhấc máy lên và bấm 102, lúc này tổng đài sẽ phát tín hiệu số từ port 101 qua port 102 và máy nhánh 102 sẽ đổ chuông.

+ Nếu có 1 cuộc gọi thực hiện vào đã kết nối với tổng đài và gặp được tiếp tân, họ yêu cầu gặp 1 bộ phận khác, người tiếp tân đó sẽ làm thao tác bấm phím flash trên điện thoại bàn rồi bấm tiếp số nội bộ cần chuyển. Tổng đài sẽ giữ cuộc gọi ở port đó và chuyển tiếp qua port mà ta ra lệnh chuyển đổi.

– Khả năng bảo mật và quản lý:

+ Tổng đài lập cấp password cho từng máy nhánh. Khi gọi ra ngoài tổng đài yêu cầu nhập Password để được phép gọi ra.

GIẢNG VIÊN : QUÁCH VĂN PHI