Máy điện là gì? Kiến thức cơ bản và ứng dụng

1. Định Nghĩa Máy Điện

– Máy điện là thiết bị điện từ có nguyên lý làm việc dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ, cấu tạo gồm có mạch điện từ và có chức năng biến đổi cơ năng thành điện năng hoặc ngược lại hoặc biến đổi thông số điện năng như biến đổi điện áp, dòng điện, tần số, góc pha.

1

2. Phân Loại Máy Điện

  1. Phân loại theo chuyển động tương đối giữa các bộ phận của máy :
    • Máy điện tĩnh: Là loại máy điện mà giữa các bộ phận của máy không có chuyển động tương đối. ( máy biến áp ). Phân loại theo dòng điện gắn vào máy, có hai loại :
    • Máy điện quay: Là loại máy điện mà trong cấu tạo của nó có bộ phận chuyển động quay ( máy phát điện , động cơ điện ).
  2. Phân loại theo dòng điện gắn vào máy, có hai loại :
    • Máy điện một chiều: Là loại máy điện mà dòng điện gắn với nó là dòng điện một chiều.
    • Máy điện xoay chiều: Là loại máy điện mà dòng điện gắn với nó là dòng điện xoay chiều ( có hai loại là máy điện 3 pha và máy điện 1 pha )
  3. Phân loại theo quan hệ giữa tốc độ quay của rotor và tốc độ quay của từ trường quay. ( máy điện đồng bộ và không đồng bộ )
    • Máy điện đồng bộ: Là loại máy điện có tốc độ quay của rotor bằng tốc độ quay của từ trường quay.
    • Máy điện không đồng bộ: Là loại máy điện mà tốc độ của rotor khác với tốc độ của từ trường  quay.
  4. Phân loại theo công dụng của máy: máy phát, động cơ, biến áp, máy phát tốc….

Một số ứng dụng thực tế

  • Động cơ đồng bộ là động cơ xoay chiều, hoạt động ở tốc độ không đổi xác định bởi tần số của hệ thống.
  • Động cơ loại này cần có dòng điện một chiều (DC) để kích thích và có mô men khởi động thấp, vì vậy động cơ đồng bộ thích hợp với các thiết bị ứng dụng khởi động ở mức tải thấp như máy nén khí, tần số thay đổi hay máy phát điện.
  • Động cơ đồng bộ có thể cải thiện hệ  số công suất hệ thống,  đây là lý do tại sao chúng thường hay  được sử  dụng với những hệ thống dùng nhiều điện.

HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP CỦA MÁY ĐIỆN
Máy điện xoay chiều :

  1.  Hỏng cách điện giữa các pha và giữa pha với vỏ máy.
  2. Mòn, gãy chổi than với máy điện đồng bộ có chổi than.
  3. Hỏng kích từ máy đồng bộ.
  4. Kẹt trục do gỉ sét hoặc hỏng vòng bi