Phòng Chống Tai Nạn Điện Giật Do Rò Rỉ Điện

rò rỉ điện
rò rỉ điện
Phòng Chống Tai Nạn Điện Giật Do Rò Rỉ Điện

1.Hiện tượng rò điện
– Hiện nay, phương thức cấp điện của mạch hạ thế là tiếp đất 1 đầu nối hoặc điểm trung tính phía điện hạ thế của máy biến áp (thi công tiếp đất loại 2) như sơ đồ 3 bên dưới nên khi dây điện và phần cách điện của thiết bị điện hỏng hoặc lão hóa mất khả năng cách điện thì dòng điện ngoài mạch điện chính sẽ truyền vào đất từ vị trí mất khả năng cách điện.
– Người ta gọi hiện tượng này là rò điện và gọi dòng điện truyền vào đất là dòng rò điện hoặc dòng điện rò xuống đất. Nếu con người tiếp xúc với lớp vỏ kim loại của thiết bị đang bị rò điện, dòng điện đó truyền qua cơ thể và gây tai nạn giật điện.

Capture
Sơ đồ Phương thức đi dây dạng tiếp đất

2.Đối sách phòng chống tai nạn điện giật do rò rỉ điện
– Sử dụng mạch điện và thiết bị điện một cách chính xác, thực hiện bảo dưỡng, kiểm tra…để không
xảy ra rò rỉ điện là quan trọng nhất nhưng nếu chẳng may xảy ra rò điện thì cần thực hiện các đối
sách như sau để không xảy ra tai nạn giật điện.
(1)Sử dụng cầu dao chống rò điện tránh giật điện

  •  Đối với rò điện xảy ra tại thiết bị điện cũng như mạch điện đã được lắp cầu dao rò điện thì nếuvượt quá giá trị có dòng điện rò, thiết bị này sẽ tự động ngắt mạch điện ngay lập tức, đồng thời đây là thiết bị an toàn phòng tránh tai nạn điện giật.

Nhìn chung, cầu dao chống rò điện có cấu tạo dạng liền bao gồm bộ dò điện rò rì ra đất, bộ nhả
khớp, bộ đóng ngắt, bộ kiểm tra được lắp trong hốc chứa vật cách điện. Nguyên lý hoạt động của
nó dựa vào việc dò tìm sự không cân bằng của dòng mạch điện xảy ra do dòng điện rò truyền qua
đất bằng bộ chuyển đổi dòng điện không pha

Capture
  • Để tránh điện giật do rò điện, hiện nay phương pháp này đang được ưu tiên nhất. Theo điều 333 quy định an toàn vệ sinh lao động (dưới đây gọi tắt là quy định an toàn vệ sinh), chúng ta phải có lắp cầu dao chống rò điện(để tránh điện giật) vào mạch điện sử dụng thiết bị điện dạng di chuyển và dạng dời có nhiều khả năng bị giật điện do rò điện .
  • Cầu dao chống rò điện ngoài tác dụng phòng tránh tai nạn do điện giật còn được sử dụng nhằm mục đích bảo vệ thiết bị điện và phòng tránh hỏa hoạn do điện rò rỉ ra đất và hiện nay được sản xuất với rất nhiều tính năng. Theo JISC8371 (cầu dao chống rò điện), tùy vào sự sai khác về thời gian tác động và độ nhạy dòng điện tiêu chuẩn với tư cách là tính năng của cầu dao chống rò điện có loại như trong sơ đồ 4. Cầu dao chống rò điện để phòng tránh điện giật nhìn chung tương đương với độ nhạy cao, tốc độ nhanh như trong bảng 4
Capture

(2) Thực hiện tiếp đất bảo vệ

  •  Đây là phương pháp tiếp đất toàn bộ phần vỏ kim loại của thiết bị điện bằng điện trở tiếp đất thấp, hạn chế thấp điện thế đối đất xảy ra ở phần vỏ kim loại thiết bị điện khi rò điện, phòng tránh tai nạn giật điện.
  •  Ngoài ra, điện thế nối đất xảy ra ở phần vỏ kim loại của thiết bị điện khi rò điện nhìn chung được quyết định bởi tỷ lệ phân bố giá trị điện trở tiếp đất loại 2 của mạch điện và giá trị điện trở tiếp đất bảo vệ. Do đó, dù tiếp đất phần vỏ kim loại của thiết bị điện một cách đơn thuần tại giá trị từ 100Ω trở xuống thì cũng không đạt được mục đích tiếp đất bảo vệ.

(3) Lựa chọn mạch điện dạng không tiếp đất

  •  Đây là dạng thức đi dây không tiếp đất điểm trung tính và 1 đầu nối phía hạ thế của máy biến áp nguồn điện. Ở mạch điện như thế này, dù con người tiếp xúc với phần vỏ kim loại của thiết bị đang bị rò điện nhưng vẫn an toàn do dòng điện rò rỉ truyền xuống đất không được cấu tạo như thông thường.

Tuy nhiên, nếu mạch không tiếp đất dài thì tùy vào sự tăng giảm dung lượng tĩnh điện nối đất của
mạch điện mà dòng điện rò rỉ truyền xuống đất tăng, không có hiệu quả với phương phức không tiếp
đất.
(4) Sử dụng thiết bị điện có cấu tạo cách điện 2 lớp

  •  Thiết bị điện cấu tạo 2 lớp là thiết bị mà phần chứa điện được cách điện 2 lớp bởi cách điện cơ năng và cách điện bảo vệ (hoặc được cách điện bởi cách điện cơ năng); cách điện bảo vệ và cách điện tăng cường tương đương. Thiết bị điện như thế này nếu so với thiết bị điện thông thường chỉ có cách điện cơ năng thì khả năng xảy ra rò điện là cực thấp và ít nguy hiểm khi xảy ra điện giật.

(5) Sử dụng nguồn điện có điện thế thấp

  •  Đây là phương pháp sử dụng thiết bị điện có điện nguồn 24V hoặc 42V. Trong trường hợp xảy ra rò điện, dòng điện rò rỉ xuống đất, truyền vào cơ thể con người nhưng thiết bị này có tác dụng làm giảm mức độ nguy hiểm của dòng điện đó và phòng tránh được tai nạn điện giật. Dù điện nguồn của thiết bị điện là 100V và 200V thì trong trường hợp người thao tác giảm điện thế của mạch thao tác gần khu vực thi công thành điện thế thấp và thao tác xa thiết bị điện thì cũng có mục đích tương tự như trên.