Quy Định Chung Đảm Bảo An Toàn Điện

1. Quy định chung bảo đảm an toàn điện
           Theo Điều 4, Chương I, Quyết Định 1186/QĐ-EVN về việc ban hành “Quy trình an toàn điện”- có hiệu lực ngày 01/04/2012, có đề cập đến: Những quy định chung để đảm bảo an toàn điện
  1. Mọi công việc khi tiến hành trên thiết bị và vật liệu điện, ở gần hoặc liên quan đến thiết bị điện và vật liệu điện đang mang điện đều phải thực hiện theo: phiếu công tác hoặc lệnh công tác.
  2. Cấm ra mệnh lệnh hoặc giao công việc cho những người chưa đươc huấn luyện, kiểm tra đạt yêu cầu quy trình này và các quy trình có liên quan, chưa biết rõ những việc sẽ phải làm.
  3. Những mệnh lệnh không đúng Quy trình này và các quy trình có liên quan khác, có nguy cơ mất an toàn cho người hoặc thiết bị thì người nhận lệnh có quyền không chấp hành, nếu người ra lệnh không chấp thuận thì người nhận lệnh đuợc quyền báo cáo với cấp trên.
    Picture2
  4. Khi phát hiện cán bộ, công nhân vi phạm Quy trình này và các quy trình có liên quan khác, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn thiết bị, người phát hiện phải lập tức ngăn chặn và báo cáo với cấp có thẩm quyền.
  5. Người trực tiếp làm công tác quản lý vận hành, kinh doanh, thí nghiệm, sửa chữa, xây lắp điện phải có giấy chứng nhận sức khỏe đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu công việc do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp theo quy định hiện hành.
  6. Nhân viên mới phải qua thời gian kèm cặp của nhân viên có kinh nghiệm để có trình độ kỹ thuật và an toàn theo yêu cầu của công việc, sau đó phải đuợc kiểm tra bằng bài viết và vấn đáp trực tiếp, đạt yêu cầu mới đuợc giao nhiệm vụ.
  7. Quản đốc, phó quản đốc phân xưởng (hoặc cấp tương đương), đội trưởng, đội phó đội sản xuất, kỹ thuật viên, kỹ sư trực tiếp sản xuất, công nhân (nhân viên) phải được huấn luyện, kiểm tra về an toàn lao động và quy trình này mỗi năm 01 lần vào quý 1. Giám đốc, phó giám đốc kỹ thuật cấp công ty (hoặc đơn vị tương đương) công nhận kết quả huấn luyện, xếp bậc an toàn điện, lưu giữ theo quy định của cơ quan Nhà nuớc có thẩm quyền.
    [Img]Kiem dinh KTAT2
  8. Khi phát hiện có người bị điện giật, trong bất kỳ trường hợp nào người phát hiện cũng phải tìm biện pháp nhanh nhất để tách nạn nhân ra khỏi mạch điện và cứu chữa người bị nạn. Phương pháp cứu chữa người bị điện giật đuợc huớng dẫn ở bài viết tiếp theo

2. Khoảng cách an toàn
Các biện pháp với công việc có điện áp dưới 1000V 
Nếu có nguy cơ bị điện giật đối với nhân viên đơn vị công tác, người sử dụng lao động phải yêu cầu nhân viên đơn vị công tác thực hiện một trong các biện pháp sau đây:

  1. Yêu cầu nhân  viên đơn vị công tác sử dụng trang thiết bị bảo vệ thích hợp;
  2. Yêu cầu nhân viên đơn vị công tác che phủ các phần tích điện của thiết bị điện bằng các thiết bị bảo vệ để loại bỏ nguy cơ dẫn đến nguy hiểm.
  3. Nhân viên đơn vị công tác phải sử dụng quần áo bảo hộ và thiết bị bảo vệ khi có yêu cầu của người sử dụng lao động.

Khoảng cách an toàn với công việc có điện áp trên 1000V

Capture
Trích điều 88, QCVN 01:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện