Biện Pháp Tiếp Địa Kỹ Thuật Điện
1. Tiếp đất nơi làm việc có cắt điện
Nơi làm việc có cắt điện, vị trí tiếp đất phải thực hiện như sau:
- Thử hết điện ngay truớc khi tiếp đất.
- Tiếp đất ở tất cả các pha của thiết bị về phía có khả năng dẫn điện đến.
- Ðảm bảo khoảng cách an toàn đối với phần còn mang điện.
- Ðảm bảo cho toàn bộ đơn vị công tác nằm trọn trong vùng bảo vệ của nối đất.
2. Tiếp đất khi làm việc ở trạm biến áp phân phối hoặc tủ phân phối
- Khi làm công việc có cắt điện hoàn toàn đuợc phép chỉ phải tiếp đất ở thanh cái và mạch dấu trên đó sẽ tiến hành công việc. Nếu chuyển sang làm việc ở mạch dấu khác thì mạch dấu sẽ làm việc phải tiếp đất, trong trường hợp này chỉ được làm việc trên mạch dấu có tiếp đất.
- Khi sửa chữa thanh cái có phân đoạn thì trên mỗi phân đoạn phải có một bộ tiếp đất.
3. Tiếp đất khi làm việc trên đường dây
- Tại vị trí làm việc phải có tiếp đất dây dẫn, nếu tiếp đất này cản trở đến công việc thì được phép làm ở vị trí liền kề gần nhất vị trí làm việc về phía nguồn điện đến. Khi công việc có tháo rời dây dẫn thì phải tiếp đất ở hai phía chỗ định tháo rời truớc khi tháo.
- Khi chỉ làm việc tại (hoặc gần kể cả khi mang dụng cụ) dây dẫn một pha của đường dây trên không điện áp từ 35kV trở lên thì tại nơi làm việc chỉ cần tiếp đất dây dẫn của pha đó với điều kiện khoảng cách giữa dây dẫn các pha không nhỏ hơn: 2,0m đối với đường dây 35kV; 3,0m đối với đường dây 110kV; 5,0m đối với đường dây 220kV ; 10,0m đối với đường dây 500kV.
- Khi cùng làm việc ở nhiều vị trí trên một đoạn đường dây không có nhánh rẽ phải làm tiếp đất ở hai đầu khu vực làm việc, khoảng cách xa nhất giữa hai bộ tiếp đất không lớn hơn 2km. Nếu đoạn đường dây nói trên đi bên cạnh (song song) hoặc giao chéo với đường dây cao áp có điện thì khoảng cách xa nhất giữa hai bộ tiếp đất không lớn hơn 500m.
- Khi làm việc tại khoảng cột vượt sông lớn thì phải tiếp đất tại cột vượt và cột hãm liền kề ở cả hai phía.
- Trường hợp trong đoạn đường dây có nhánh rẽ mà không cắt đuợc dao cách ly thì mỗi nhánh phải làm một bộ tiếp đất ở đầu nhánh.
- Ðối với nhánh rẽ vào trạm, nếu dài không quá 200m phải làm một bộ tiếp đất ở phía nguồn điện đến và đầu kia phải cắt dao cách ly vào máy biến áp.
- Ðối với đường cáp ngầm phải làm tiếp đất hai đầu của đoạn cáp tiến hành công việc. Trường hợp làm việc tại một đầu cáp mà theo yêu cầu công việc không thể tiếp đất được tại đầu cáp này thì trong thời gian thực hiện công việc dó phải có tiếp đất ở đầu cáp còn lại
- Ðối với đường dây bọc, nếu không tháo rời dây dẫn thì phải làm tiếp đất ở hai đầu khoảng dừng có nối dây dẫn trong khu vực làm việc.
- Trường hợp làm việc trên đường dây hạ áp cho phép làm tiếp đất bằng cách chập cả 3 pha với dây trung tính và nối với đất.
4. Lắp và tháo tiếp đất
Lắp và tháo tiếp đất phải thực hiện như sau:
- Lắp và tháo tiếp đất do hai người thực hiện, trong đó một nguời phải có bậc an toàn điện từ bậc 4 trở lên, người còn lại từ bậc 3 trở lên.
- Khi lắp tiếp đất phải đấu một đầu dây tiếp dất với đất trước, sau dó dùng sào cách điện (hoặc đeo găng tay cách điện đối với thiết bị điện hạ áp) để lắp đầu còn lại vào dây dẫn.
- Tháo tiếp đất làm ngược lại.
- Ðầu dây đấu xuống đất phải bắt bằng bu-lông, cấm vặn xoắn. Nếu đấu vào tiếp đất của cột hoặc hệ thống nối đất chung thì phải cạo sạch rỉ chỗ đấu nối đất.
- Trường hợp nối đất cột bị hỏng, khó bắt bu-lông phải đóng cọc sắt (hoặc đồng) sâu 1,0m để làm tiếp đất.
5. Dây tiếp đất di động
- Là dây chuyên dùng, bằng đồng hoặc hợp kim trần (hoặc bọc nhựa trong),mềm, nhiều sợi.
- Tiết diện phải chịu được tác dụng điện động và nhiệt học nhưng không nhỏ hơn 16mm2.
6. Sơ đồ nối đất