Hàng loạt các dự án lớn về năng lượng mặt trời, điện gió đã và đang được đầu tư xây dựng ở các tỉnh duyên hải miền Trung và Nam Bộ.
Trong khuôn khổ của Hội nghị COP 24 về ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, Việt Nam sẽ cùng với các quốc gia bàn thảo các cơ chế giảm phát thải khí C02, ứng dụng phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
Trên thực tế, nằm trong khu vực nhiệt đới, có bờ biển dài là lợi thế để phát triển điện gió, điện mặt trời, Chính phủ Việt Nam đã và đang có nhiều nỗ lực thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo: điện gió, điện mặt trời, nhất là ở các tỉnh duyên hải miền Trung và Nam Bộ. Các giải pháp ứng dụng, phát triển năng lượng tái tạo mang lại cả 2 lợi ích kinh tế và môi trường.
Những chiếc xe điện chở khách du lịch, sử dụng 100% năng lượng mặt trời như thế này đang bắt đầu xuất hiện ở nhiều khu du lịch của TP Vũng Tàu từ vài năm nay.
Xe điện sử dụng năng lượng mặt trời đang được sử dụng ngày một nhiều ở các khu du lịch TP Vũng Tàu cũng như nhiều địa phương. Cùng với đó là hàng loạt hệ thống điện năng lượng mặt trời, hay còn gọi là điện mặt trời áp mái cũng đã và đang được ứng dụng rộng rãi ở các cơ quan, khu du lịch, nhà dân ở nhiều tỉnh ven biển phía Nam, mang lại cả 2 lợi ích về kinh tế và môi trường .
Hàng loạt các dự án lớn về năng lượng mặt trời, điện gió cũng đã và đang được đầu tư xây dựng ở các tỉnh duyên hải miền Trung và Nam Bộ. Hiện có 121 dự án điện mặt trời đã được bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực. Đây là kết quả quan trọng của những chính sách hỗ trợ, cơ chế khuyến khích ưu đãi đầu tư của nhà nước ta trong thời gian qua.
Giá điện trên được coi là cao gấp gần 2 lần so với giá điện truyền thống. Hiện nay, VN đang đặt mục tiêu sẽ đạt công suất lắp đặt điện gió, điện mặt trời lên khoảng 165 MW vào năm 2020, và sẽ tăng gấp hơn 2 lần đối với điện gió, gấp 5 lần đối với điện mặt trời vào năm 2030. Điều này không chỉ góp phân tích cực giảm phát thải khí C02 mà còn bổ sung năng lượng điện quốc gia vốn đang có nguy cơ thiếu hụt nghiêm trọng.