Tại ASESCE 2018, các diễn giả từ khắp nơi trên thế giới cùng thảo luận, đề ra các ý kiến nhằm giúp phát triển ngành kinh tế “xanh” của thị trường Đông Nam Á trong tương lai. Từ đó, sẽ định vị tình trạng hiện tại của ngành năng lượng mặt trời trong khu vực, đặc biệt là Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Singapore và Malaysia.
Vai trò của chính sách FiT
Theo đó, các diễn giả cho rằng, để phát triển nguồn năng lượng tái tạo thì chính sách FiT (là giá bán điện năng sản xuất ra từ nguồn năng lượng tái tạo được cung cấp vào hoặc bán cho lưới điện) và FiT đang được đánh giá là một cơ chế chính sách thành công nhất trên thế giới để thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng nguồn năng lượng tái tạo hay được xem là “đôi cánh” cho ngành năng lượng mặt trời được bay cao tại Đông Nam Á.
Cụ thể, tại Thái Lan, nơi sản xuất năng lượng mặt trời lớn nhất trong khu vực nhờ hỗ trợ mạnh mẽ từ phía chính phủ, công suất điện mặt trời lắp đặt đã đạt 2.800 MW trong năm 2016, lớn hơn tổng của các nước còn lại.
Singapore đang dẫn đầu trong cuộc đua công nghệ, với mũi nhọn về nghiên cứu – phát triển, quốc đảo sư tử đầu tư hơn 700 triệu USD để cải tiến công nghệ năng lượng sạch, lưới điện thông minh, kho lưu trữ năng lượng.
Phillippines đang phát triển rất nhanh sau khi biểu giá điện hỗ trợ FiT được áp dụng. Từ 62 MW năm 2014, Phillippines nâng tổng công suất lắp đặt lên đến 603 MW vào năm 2016 và đưa đảo quốc này trở thành một trong 10 thị trường đứng đầu trên thế giới.
Ở Việt Nam, chính sách giá mua điện mặt trời FiT vừa được ban hành từ năm 2017, tuy vẫn còn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực, nhưng với nhu cầu năng lượng ngày một lớn như hiện nay cùng các thuận lợi về mặt tự nhiên, như Việt Nam có đến 24 triệu hộ gia đình, tính riêng TPHCM đã có 277.000 mái nhà đủ điều kiện lắp đặt điện mặt trời, dự kiến 6.000 MWp công suất hệ thống có thể đi vào hoạt động cho thấy Việt Nam sẽ sớm làm chủ được ngành công nghiệp này trong tương lai không xa.
Tại Hội thảo, với vai trò là một diễn giả và điều phối trong phiên thảo luận, ông Mai Văn Trung, Giám đốc Phát triển kinh doanh của SolarBK đã thông tin cho Hội nghị biết những nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong quá trình phát triển nguồn năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng mặt trời nói riêng. Cụ thể nhất là Chính phủ Việt Nam đã ban hành chính sách FiT năm 2017 với nhiều cơ chế ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt là động lực vô cùng quan trọng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh năng lượng mặt trời nói chung và SolarBK nói riêng phát triển.
Trong khuôn khổ của sự kiện, SolarBK cũng đã chia sẻ về kinh nghiệm trong quá trình thực hiện các dự án micro-grid trong nước, trên cơ sở đó mở ra các cơ hội hợp tác và triển khai các dự án lưới điện siêu nhỏ tại Việt Nam. Hơn nữa, đây cũng là cơ hội để SolarBK nghiên cứu về những thành tựu đã đạt được của nước bạn cũng như lắng nghe những nhận định và ý kiến đóng góp dành cho thị trường Việt Nam.
Việc SolarBK được lựa chọn để góp tiếng nói tại sự kiện lớn này là nhờ nền tảng 40 năm nghiên cứu về năng lượng sạch, sở hữu nhà máy tự chủ sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời ngay trong nước với công suất lên đến 500 MWp/năm và đặc biệt được biết đến như đơn vị cung cấp giải pháp và thi công những dự án micro-grid có công suất lớn như: Dự án thắp sáng 48 điểm đảo của Trường Sa và nhà giàn DK1, dự án đảo Sơn Chà – Thừa Thiên Huế, dự án đảo Mê – tỉnh Thanh Hóa.