Cách tính dung lượng tụ bù cần thiết để nâng cao hệ số công suất cos phi mục đích để giảm tiền phạt bạn đã biết chưa? Xem chi tiết chia sẻ sau để có được chi tiết câu trả lời.
Công thức tính dung lượng tụ bù
Để chọn tụ bù cho một tải nào đó thì ta cần phải biết 2 yếu tố đó là:
- Công suất (P) của tải
- Hệ số công suất (Cosφ) của tải
Giả sử ở đây ta có công suất của tải là P thì:
Hệ số công suất của tải sẽ là Cosφ1 → φ1 → tgφ1 (trước khi bù thì cosφ1 nhỏ, tgφ1 lớn )
Hệ số công suất sau khi bù sẽ là Cosφ2 → φ2 → tgφ2 (sau khi bù thì cosφ2 lớn, tgφ2 nhỏ)
Công suất phản kháng cần bù của tải sẽ là Qb = P (tgφ1 – tgφ2 )
Từ công suất cần bù thì ta sẽ chọn được tụ bù sao cho phù hợp dựa vào bảng catalog của nhà cung cấp tụ bù.
Ví dụ:
Giả sử công suất tải là P = 100 (KW)
Hệ số công suất của tải trước khi bù là cosφ1 = 0.75 → tgφ1 = 0.88
Hệ số công suất của tải sau khi bù là Cosφ2 = 0.95 → tgφ2 = 0.33
Vậy công suất phản kháng cần bù của tải sẽ là Qbù = P ( tgφ1 – tgφ2 )
Hay chính là: Qbù = 100( 0.88 – 0.33 ) = 55 (KVAr)
Từ số liệu đã tính toán được, ta tiến hành chọn tụ bù trong bảng catalogue của nhà sản xuất, giả sử ở đây ta có tụ 10KVAr. Do đó, để bù đủ cho tải thì ta cần phải bù thêm 6 tụ 10 KVAr để tổng công suất phản kháng là 6×10=60 (KVAr).
Bảng tra dung lượng tụ cần bù
Phương pháp tính dung lượng cần bù dựa theo công thức thường sẽ rất mất thời gian, có thể xảy ra sai sót và thường phải có máy tính để có thể bấm được hàm arcos, tan. Do đó, để quá trình tính toán này được nhanh, người ta thường sử dụng bảng tra hệ số để tính dung lượng tụ bù.
Lúc này, ta sẽ áp dụng công thức: Qb = P*k
Trong đó: k là hệ số cần bù tra trong bảng tra dưới đây:
Ví dụ:
Với bài toán như ở trên, từ cosφ1 = 0.75 và cosφ2 = 0.95, ta tiến hành gióng theo hàng và theo cột thì sẽ gặp nhau tại ô có giá trị k=0.55. Từ giá trị k = 0.55 ta thực hiện tính toán tương tự sẽ ra được kết quả như tính bằng công thức.